Hành tím Vĩnh Châu thu hoạch rộ, nông dân mừng vì trúng mùa
Chương trình diễn ra tại Trường THPT số 1 An Nhơn, Bình Định vào lúc 14 giờ, với sự tham gia trực tiếp của 1.500 học sinh thị xã An Nhơn, sẽ là dịp quan trọng để học sinh tìm hiểu về ngành nghề, điểm chuẩn, chương trình đào tạo, học phí... tại các trường ĐH.Chương trình được tường thuật trực tiếp tại thanhnien.vn.Năm nay lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH với nhiều điểm khác biệt so với những năm trước.Trong bối cảnh này, học sinh lớp 12 trên cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng rất cần được cung cấp thông tin và giải đáp những vướng mắc, đồng thời cần được định hướng nghề nghiệp để có thể lựa chọn được ngành học một cách đúng đắn.Mặc dù trời nắng nóng và 14 giờ chương trình mới diễn ra, nhưng ngay từ sớm học sinh từ 6 trường THPT của TX.An Nhơn trong màu áo xanh đã tập trung đông đủ tại Trường THPT số 1 An Nhơn.Cùng với đó là lãnh đạo các trường cũng quan tâm tham dự, gồm có thầy Nguyễn Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường THPT số 1 An Nhơn 2; thầy Lê Quốc Gia, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu; thầy Phan Công Nhơn, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoà Bình; thầy Huỳnh Vũ Quý, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 An Nhơn; thầy Trần Nam Hải, Phó hiệu trưởng Trường THPT số 3 An Nhơn và thầy Nguyễn Quang Lâu, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ.14 giờ 30: Chương trình Tư vấn mùa thi trao 8 suất học bổng Nguyễn Thái Bình, mỗi suất 1 triệu đồng do Trường ĐH Tài chính marketing (5 suất) và Trường ĐH Thái Bình Dương (3 suất) tài trợ, dành cho những học sinh có thành tích học tập tốt, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.14 giờ 40: Cũng trong chương trình hôm nay, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn phối hợp cùng Báo Thanh Niên tặng 100 cuốn Cẩm nang tuyển sinh 2025 do Báo Thanh Niên thực hiện như món quà may mắn cho học sinh 6 trường THPT: số 1 An Nhơn 1, số 2 An Nhơn , số 3 An Nhơn, Nguyễn Trường Tộ, Hòa Bình, Nguyễn Đình Chiểu.14 giờ 40: Chương trình tư vấn đợt 1 chính thức bắt đầu.Tham gia tư vấn đợt 1 có đại diện các trường ĐH:Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính – Marketing, lưu ý học sinh khi đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT dành cho học sinh theo học chương trình mới và các trường ĐH có nhiều điều chỉnh đề án tuyển sinh.Thạc sĩ Phụng cho hay Bộ GD-ĐT đã công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT và đề thi mẫu. Đối với kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ, tuy chưa có quy chế chính thức nhưng các em cần lưu ý: Không còn các phương thức xét tuyển sớm. Hiện chỉ còn một phương thức xét tuyển sớm là xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ. Các trường đa phần có xét tuyển thẳng, xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực, xét điểm V-SAT và xét điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc phương thức kết hợp giữa điểm học bạ và điểm THPT... Những năm trước phương thức xét học bạ có thể sử dụng lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12 nhưng năm nay Bộ GD-ĐT yêu cầu phải sử dụng điểm của cả năm lớp 12.Theo dự thảo, các trường được mở nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau. Về điểm ưu tiên, không được quá 10% trong tổng điểm 3 môn. Năm 2025 các trường quy về một thang điểm chung dù sử dụng nhiều phương thức xét tuyển.Bộ GD-ĐT đồng ý cho các trường sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quy đổi ra một thang điểm để xét trong các tổ hợp môn. Vì thế các em có thể không cần phải thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ nếu có chứng chỉ ngoại ngữ và nếu trường ĐH đó có quy đổi điểm chứng chỉ này.14 giờ 50: Học sinh Bảo Hân 12A1 Trường THPT số 2 An Nhơn đặt câu hỏi: "Nhu cầu nhân lực liên quan đến khối ngành kinh tế, luật, quản trị trong thời gian tới ra sao? Những năm gần đây một số ngành mới như công nghệ tài chính, kinh tế số…, có phải đây là xu hướng của thị trường lao động trong tương lai? Các ngành học mới trong lĩnh vực này của trường hiện nay?"PGS-TS Phạm Khánh Nam, Hiệu trưởng Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, thuộc ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH), giải đáp: "Các ngành học này có nhu cầu rất cao trong thời gian tới. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-10% trong 5-10 năm tới nên nhu cầu nhân lực lĩnh vực này ngày càng nhiều.Xu hướng tích hợp công nghệ vào kinh tế, quản lý và quản trị, kinh doanh. Bên cạnh đó là kinh tế số, tài chính số. Các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, hướng đến cộng đồng.Những công việc liên quan đến luật, pháp lý cũng tăng nhu cầu. ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay mở 3 ngành mới: phân tích dữ liệu, quản trị doanh nghiệp bền vững và môi trường, chương trình đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế của ngành tài chính ngân hàng.14 giờ 55: Một học sinh đặt câu hỏi: "Phương thức xét tuyển kết quả học bạ THPT có khác gì với xét theo tổ hợp môn điểm học bạ?"Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng giải đáp: Phương thức xét học bạ Trường ĐH Tài chính Marketing có 2 hình thức: 1. HS đạt một trong 4 điều kiện: có kết quả học tập tốt THPT: học sinh giỏi lớp 10, 11, 12; Học sinh trường chuyên có điểm trung bình trung trên 6.0; Học sinh nhất nhì ba cấp tỉnh, cấp thành phố hoặc thành viên đội tuyển quốc gia hoặc có IELTS 5.5 trở lên. 2. HS dùng tổ hợp môn 3 môn nếu không có 1 trong 4 điều kiện trên.15 giờ: Tuyết Phụng, học sinh lớp 12A2 TrườngTHPT só 2 An Nhơn hỏi: "Trong bối cảnh việc tuyển sinh ĐH cần điều chỉnh để thích ứng với chương trình giáo dục mới, kế hoạch tuyển sinh năm 2025 của có những điểm nào đáng lưu ý? Những ngành nghề nào trường chú trọng đầu tư phát triển trong thời gian tới?".Thạc sĩ Đỗ Văn Cao, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, giải đáp: "Năm nay Trường ĐH Nha Trang giữ 2 phương thức xét tuyển: điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và điểm thi tốt nghiệp. Trường có sơ tuyển điểm học bạ. Năm 2025 trường mở 7 ngành và chuyên ngành mới như công nghệ chế biến, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng chất lượng cao, ngành thủy sản thông minh chương trình liên kết, hệ thống nhúng IoT...".15 giờ 5: Đỗ Văn Lộc, học sinh lớp 12A2 Trường THPT số 1 An Nhơn hỏi: "Hiện nay những ngành nào của công nghệ thông tin đang là xu hướng và cơ hội việc làm cao? Những ngành nào phù hợp với nữ?".Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Phó trưởng phòng Thông tin-Truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), giải đáp: Những gì nam giới có thể làm thì nữ giới cũng hoàn toàn có thể làm được, điều quan trọng là các em có hứng thú và khả năng hay không. Các ngành học thuộc công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin, kỹ thuật phần mềm... Các em nên có nền tảng tốt về toán học".Đợt 2 gồm các chuyên giaTại chương trình, đại diện trường ĐH sẽ chia sẻ về kế hoạch tuyển sinh năm 2025, nhu cầu nhân lực liên quan đến khối ngành kinh tế, luật, quản trị, kỹ thuật, công nghệ trong thời gian tới, đặc biệt là những ngành học xu hướng như công nghệ tài chính, kinh tế số, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…Chọn học ngành theo sở thích hay theo nhu cầu của thị trường lao động; chọn ngành chung chung hay ngành đặc thù, cụ thể; giữa các cơ sở của một trường thì điều kiện đầu vào, điểm chuẩn, chương trình đào tạo và học phí có khác nhau… là những vấn đề được học sinh phụ huynh quan tâm, cũng sẽ được các chuyên gia giải đáp tại chương trình tư vấn.Sao NBA nghỉ thi đấu vô thời hạn vì bị… chó cắn
Đoạt giải Sách hay Trung Quốc năm 2020 do Hiệp hội Đánh giá Sách Trung Quốc tổ chức, được Ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc bình chọn là "Dự án xuất bản Văn học Thiếu nhi Xuất sắc", được Cục Quản lý Xuất bản và Báo chí Quốc gia đề cử vào 100 ấn phẩm xuất sắc cho thanh thiếu niên trên toàn quốc, Cậu bé đạp gió rẽ sóng có thể nói là tác phẩm nổi bật và nổi tiếng nhất của nhà văn Triệu Lăng.Xoay quanh cậu bé 10 tuổi Tần Hải Tâm - con trai của một người lính hải quân, cuốn sách kể về hành trình hòa nhập với môi trường biển của cậu khi vốn đã quen sống ở đồng bằng, qua gửi gắm bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự hy sinh to lớn của những người cha, người mẹ là lính hải quân.Về tác phẩm này, Triệu Lăng cho biết mình lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là một cậu bé từng đoạt chức quán quân ở một cuộc đua thuyền. Lần phỏng vấn cậu đã cho cô tư liệu về quá trình huấn luyện của các tay đua thuyền thiếu niên, các cuộc thi đua thuyền trong và ngoài nước. Cô cho biết: "Chỉ để chuẩn bị tư liệu thôi tôi đã phải mất thời gian hơn một năm, quả thực không hề dễ dàng. Tuy nhiên, những điều này đều cần thiết, chính nhờ sự chuẩn bị đầy đủ đó mà tôi mới có thể toàn tâm toàn ý tập trung sáng tác, viết nên tác phẩm có chiều sâu và bề dày".Cô cũng nói thêm "Có 2 câu trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng mà tôi rất thích, đó cũng là câu cậu bé đua thuyền đã kể cho tôi khi tôi phỏng vấn cậu. Tôi hỏi cậu bé đã vượt qua khó khăn như thế nào, thì cậu đã đáp: 'Đạp hết sóng gió trên đường đi, bất kể là trong học tập hay cuộc sống, con đều có thể làm được'. Hai câu nói này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, khi sáng tác, tôi cũng hy vọng truyền tải được tinh thần lạc quan, tích cực, giàu cảm hứng cho độc giả".Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng này, thời gian qua, Chibooks cũng đã giới thiệu đến độc giả tiểu thuyết Mùa lũ của nữ nhà văn, xoay quanh cô bé Lan Nhi và một lần nọ nước lũ tràn qua thôn xóm. Tác giả cho biết cuốn sách này được sáng tác dựa trên nguyên mẫu là câu chuyện thời thơ ấu có thật của bà mình, và đó cũng là câu chuyện bản thân thích nhất, nên cô có một tình yêu nồng nàn với tác phẩm này.Tuy vậy hành trình để hoàn thiện nó không mấy dễ dàng. Cô bộc bạch: "Khi sáng tác Mùa lũ, mặc dù đây là câu chuyện tôi đã nghe kể vô số lần từ khi còn nhỏ, nhưng tôi vẫn nhờ bà kể lại câu chuyện một cách chi tiết từ đầu đến cuối. Tôi dùng điện thoại ghi âm lại từng câu, từng chi tiết, từng câu chuyện bà kể rồi sắp xếp hết chúng vào máy tính, rồi tiếp tục 'tiêu hóa', hấp thụ và sáng tác nghệ thuật".Kết thúc buổi tọa đàm, Triệu Lăng khẳng định cả Mùa lũ và Cậu bé đạp gió rẽ sóng "đều là những tác phẩm tiêu biểu của tôi, và tôi có tình cảm rất sâu đậm với 2 tác phẩm này".Cô cũng nói thêm: "Tôi hy vọng các độc giả thiếu nhi khi đọc 2 cuốn sách đều sẽ giống như nhân vật Lan Nhi của Mùa lũ, trong quá trình trưởng thành dù gặp phải khó khăn hay thất bại, các em vẫn giữ lấy sự nên thơ cùng với trái tim lạc quan và tươi đẹp đối với cuộc sống, ung dung đối mặt bằng nguồn sức mạnh vô tận từ nội tâm. Ngoài ra Tần Hải Tâm trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng là một người như vậy, khi khó khăn không nản, áp lực dám gánh, lớn lên ngày càng tích cực và tự tin".Triệu Lăng sinh năm 1984, là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, hiện là biên tập của Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Thiếu niên (NXB Thiếu niên Nhi đồng Phượng Hoàng, tỉnh Giang Tô). Cô bắt đầu sáng tác từ năm 13 tuổi và đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản.Tiểu thuyết dài tập Mặt trăng của Chu Tiểu Châu thời thiếu niên của cô đã bán bản quyền sang Malaysia. Trong khi đó, các tiểu thuyết Mùa lũ, Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng được bán bản quyền sang Việt Nam, UAE...
Gợi ý 10 địa điểm tổ chức đám cưới như đưa bạn tới chốn thiên đường
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hòa An báo cáo tại cuộc họp về tình hình giao thông trên địa bàn và công tác phối hợp phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại một số khu vực trọng điểm diễn ra sáng 13.1.Ông An cho biết khu vực trung tâm hiện thường xuyên tổ chức sự kiện, nhu cầu đi lại cuối năm tăng trong khi hạ tầng giao thông, đường phố nhỏ hẹp lại có nhiều nút giao gần nhau.Theo dữ liệu của Sở GTVT TP.HCM từ ngày 1 - 13.1, lưu lượng xe tăng 2,8 - 11,4% so với những ngày trước, khu vực trung tâm ùn ứ gia tăng. Nhu cầu đi lại từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ tăng cao, tập trung ở các đầu mối vận tải lớn như sân bay, bến xe…Về giải pháp, ông An cho biết Sở GTVT đang phối hợp Công an TP.HCM lắp đặt bảng chỉ dẫn cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại nhiều giao lộ khu vực trung tâm, đến trưa nay đã lắp hơn 130 vị trí. Sắp tới, 2 đơn vị tiếp tục phối hợp để thống nhất tiêu chí lắp đặt.Ngoài ra, Sở GTVT cũng triển khai nhiều giải pháp khác bao gồm điều chỉnh đèn tín hiệu cho phù hợp, cập nhật tình hình giao thông liên tục cũng như phối hợp các lực lượng phân luồng, xử lý các điểm ùn tắc.Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM đánh giá việc tuân thủ quy định của người dân được nâng cao sau khi Nghị định 168/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1.1.Qua khảo sát của đơn vị này, trước đây vào khung giờ cao điểm, nhiều người dân không chấp hành đèn tín hiệu, đa số rẽ phải khi đèn đỏ hoặc lấn trái để dừng. Đến nay, người dân tuân thủ tốt hơn do mức phạt theo Nghị định 168/2024 khá cao cùng với việc lực lượng CSGT mở đợt cao điểm, tuần tra, kiểm soát nhiều hơn.Dù vậy, ông Lợi cũng nhìn nhận thực tế còn nhiều người, nhất là shipper vẫn còn lưu thông trên vỉa hè, taxi dừng đón trả khách bất chấp quy tắc gây mất an toàn và gây ùn tắc. Ban An toàn giao thông TP.HCM đánh giá tình trạng phương tiện đông đúc đang tăng lên, nhất là giờ cao điểm, ở những tuyến đường hẹp. Phó trưởng ban An toàn giao thông TP.HCM đề nghị Sở GTVT tiếp tục khắc phục một số bất cập liên quan đến tổ chức giao thông, thời lượng đèn tín hiệu; bố trí làn rẽ phải hoặc đưa ra những tiêu chí cụ thể của việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn."Cần hạn chế lắp đặt tràn lan dẫn đến người dân tiếp tục thói quen tiếp tục rẽ phải khi đèn đỏ", ông Lợi khuyến nghị, đồng thời lưu ý lái xe khi rẽ phải cần tuyệt đối tuân thủ, ưu tiên cho người đi bộ, khuyết tật đang qua đường.Trong khi đó, đại tá Nguyễn Đình Dương, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết người dân gần tới giao lộ hiện có xu hướng khi đèn xanh còn khoảng 5 giây là bắt đầu dừng. Do bề rộng mặt đường so với lưu lượng xe không đủ dẫn đến ùn ứ ở gần giao lộ.Đại tá Dương nêu điểm tích cực từ đầu năm đến nay là số vụ tai nạn giao thông giảm hẳn, giảm 24% so với cùng kỳ. Công an TP.HCM đang tập trung bố trí lực lượng phân luồng từ xa, điều tiết thông qua hệ thống camera, tập trung xử lý sự cố tai nạn giao thông...
Ngày 19.3, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên tổ chức trao giấy chứng nhận triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II - giai đoạn 2.
Nguồn gốc của trà phô mai và cơn sốt ‘càn quét' nhiều nơi trên thế giới
Chiều 7.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 42, xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo tờ trình của Viện KSND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện KSND tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là Vụ Công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng.Viện KSND tối cao cũng đề nghị kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng Viện KSND tối cao;Sáp nhập Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM (T3). Tên đơn vị sau sáp nhập là Trường ĐH Kiểm sát, có phân hiệu Trường ĐH Kiểm sát tại TP.HCM trên cơ sở cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM.Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.Ngoài ra, một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện KSND tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, nên VKSND tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc Viện KSND tối cao đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với TAND tối cao và Bộ Công an.Dự thảo nghị quyết cũng quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao, gồm: